Những hiểu biết cơ bản về AI-Camera

Nghe nhiều về AI trên Camera, nhất là các điện thoại mới ra gần đây, chúng ta cũng nên tìm hiểu xem nó là gì và hoạt động thế nào. Khoa học công nghệ đã có những tiến bộ không ngừng, đặc biệt trong đó phải kể đến sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Nó đã tham gia hầu hết vào những hoạt động của xã hội từ những thứ vĩ mô, ví dụ: trong y học như khả năng chuẩn đoán và điều trị các bệnh phức tạp, trong khoa học công nghệ như việc phát minh ra những robot có trí tuệ thông minh, có khả năng tư duy như con người, hay những dây truyền sản xuất công nghiệp tự động hoá với độ chính xác cao, cho đến những thứ đơn giản trong đời sống thường nhật như những chiếc xe không người lái, hay thậm chí cả búp bê tình dục được gắn AI cũng không còn là điều mới lạ… Nhưng gần gũi và dễ nhận biết nhất chính là những chiếc điện thoại ngày càng thông minh với các tính năng khiến chúng ta đi hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.

Vậy AI là gì?
AI là viết tắt của cụm từ Artificial intelligence, là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi,…. Cảm nhận rõ sự thay đổi AI nhất là trong ngành phát triển điện thoại di động. Các mẫu máy gần đây đã có những khả năng nhận dạng giọng nói, đọc chính tả, quét vân tay, nhận diện khuôn mặt, chỉnh sửa ảnh tự động, điều khiển từ xa…mới đây nhất là AI-Cam (ứng dụng chụp ảnh thông minh).

Các ứng dụng AI trên máy ảnh, điện thoại:

Image
Mẫu máy Gopro Hero 6 nổi tiếng với khả năng hoạt động bằng hiệu lệnh.
Thiết lập cho máy tính hiểu được lời nói của con người chính là một dạng của AI, nó đã có mặt trên cả những smartphone và máy ảnh trong thời gian qua (Ví dụ : Google Now của Google, hay Siri của Apple). Những sản phẩm mới như Gopro Hero 6 gần đây đã có thể nghe những mệnh lệnh đơn giản để thực hiện như “start video” (mở máy) hoặc “take photo”(chụp ảnh), hay thiết bị mang tên Arsenal gắn trên máy ảnh, giúp máy ảnh cảm nhận được chính xác không gian, hay khoảnh khắc để tự đưa ra quyết định bấm máy, các khả năng nhận diện khuôn mặt, nụ cười trên máy ảnh thế hệ mới…. Khả năng nhận diện lệnh qua giọng nói cũng đã được tích hợp trên các mẫu điện thoại mới của Apple, Google, Samsung, hay thậm chí cả Huawei hay Xiaomi. Khả năng nhận lệnh không thông qua nút bấm khiến con người được rảnh tay rất nhiều, bắt được những khoảnh khắc thú vị một cách lặng lẽ hơn( tiện lợi với người chụp ảnh đường phố), hay có thể chống rung trong chụp tốc độ chậm hay ánh sáng yếu (không mất công bấm máy khi phơi sáng ảnh ban đêm)…
Các phần mềm AI hỗ trợ chụp ảnh:

Không quan tâm koa học, nhưng phụ nữ có vẻ được hưởng thành quả nhiều nhất của các phần mềm hộ trợ thông minh gần nhất như ứng dụng 360, hoặc các ứng dụng tự động làm đẹp ảnh chân dung khác đang rất phát triển hiện nay. Nhưng đó chỉ là bề nổi của các vấn đề nhận biết và chỉnh sửa hình ảnh, sâu xa hơn chính là sự thay thế của phần mềm điện thoại với tính vật lý quang học mà do kích thước đòi hỏi ngày càng nhỏ của mình, điện thoại chưa thể làm được như máy ảnh. Đó chính là giả lập Bokeh, tưởng chừng như đơn giản nhưng nó hiện là xu hướng phát triển chung trong thiết kế Camera của các dòng điện thoại thế hệ mới. Dù được trang bị thêm 2, hay 3, thậm chí là 4 camera trên một chiếc di động (tele zoom, góc rộng, chân dung…) nhưng việc giả lập làm mờ hậu cảnh không vì thế mà bị coi nhẹ đi. Phần mềm này giúp nhận biết chủ thể, tách rời chủ thể khỏi hậu cảnh bằng cách làm mờ hậu cảnh như hiệu ứng trên một ống kính chất lượng cao, có độ mở lớn.

a7riii-vs-a7iii-af-sensor-coverage.jpg

Công nghệ lấy nét tiên tiến của Sony, bắt nét từng khoảnh khắc của hành động.


Đôi khi, có những phần mềm được lập trình đến độ có thể tự chụp và chọn hình ảnh bằng những thuật toán đặc biệt. Giúp người dùng tránh lãng phí thời gian vào việc chụp và xem lại những bức ảnh chụp sai quy tắc (Google Clips).

AI-Cam thế hệ mới là gì:

Camera thế hệ mới trên các Smartphone giờ đây không chỉ dùng lại ở mức nhận diện khuôn mặt, chỉnh sửa khuôn mặt để được ưa nhìn hơn, mà nó còn có khả năng nhận biết cảnh vật, sự vật để đưa ra những thuật toán phức tạp để tinh chỉnh giống như ta sử dụng các phần mềm như Photoshop hay lightroom.

Mới đây nhất, LG đã trình làng những mẫu máy được giới thiệu có tích hợp AI-Cam. trên chiếc LG V30S ThinQ các tính năng như tự động điều chỉnh độ nét, độ tương phản, bão hòa màu đều do AI-Cam tự động nhận biết. Hiện tại, có 8 loại cảnh vật chiếc V30S có thể nhận ra là: chân dung, động vật, thành phố, hoa, mặt trời mọc, mặt trời lặn, thức ăn và phong cảnh. Bên cạnh đó LG cũng công bố một công cụ chụp ảnh mới Vison A, nó giúp người dùng các đặt góc máy tốt hơn, thiết lập các thông số khi chụp tốt hơn nhờ được tập luyện với 100 triệu bức ảnh kiểu mẫu(do nhà sản xuất quảng cáo).

image .jpg

Khả năng nhận diện đồ vật của Camera trên điện thoại, ứng dụng vào nhiều mục đích, trong đó có chụp ảnh.

lg-magazine-update-to-the-lg-v30-thinq-and-unleash-the-power_sub-img4.jpg

Chiếc LG V30S ThinQ có những nhóm cơ bản để tự động nhận biết và chỉnh sửa ảnh đẹp hơn.


Các mẫu smartphone đình đám ra mắt từ đầu năm đến giờ hầu hết đều tích hợp thêm AI-Cam để tăng hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Nó giúp việc chụp ảnh trên điện thoại được nâng lên một tầm cao mới (nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng hình ảnh…). Song mức độ khả thi hay tiện ích cụ thể thì cần phải có thêm nhiều thời gian hơn để kiểm chứng.

Kết luận:

Bạn có nghĩ sự phát triển của AI trong nhiếp ảnh nói chung sẽ khiến các phần mềm chỉnh sửa như Photoshop hay Lightroom của Adobe sẽ sớm bị quên lãng? theo mình câu trả lời là không. AI là một công nghệ bổ sung và thực hiện chụp cũng như chỉnh sửa được tự động hơn. Nhưng để xử lý hình ảnh tinh vi và nghệ thuật hơn thì còn rất lâu AI mới tham gia được vào những quá trình mang tính sáng tạo chuyên nghiệp này. Các nhận biết của AI-Cam chỉ làm tốt ở những mục như chụp ảnh bằng điều khiển giọng nói, hay cân bằng trắng tự động một cách tốt hơn, nhưng để bắt chiếc, và thay thế mắt người sẽ vẫn còn là công việc trong tương lai. Vậy những quảng cáo về công nghệ nhận diện hình ảnh hiện nay của các camera điện thoại theo mình mới chỉ nằm ở mức tiền đề, sẽ còn cần nhiều thời gian nữa để camera điện thoại có thể bắt chiếc hoàn hảo kể cả với hiệu ứng chiều sâu trên Dslr, chứ chưa nói đến khả năng bắt chiếc hay nhận diện như mắt người.

0906 189 269